Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Có nên vay ngân hàng để mua nhà hay không

Bạn có tin tưởng vào khả năng kiếm tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay hay không? Câu hỏi này sẽ trả lời thay cho thắc mắc: Có nên vay ngân hàng để mua nhà. Ngân hàng chỉ cho vay khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay gốc, lãi đúng hạn.
Có nên vay ngân hàng để mua nhà

Ngân hàng sẽ cho vay khi

Ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở lòng tin. Vì là trung gian cho vay (huy động tiền tiết kiệm của khách hàng khác, rồi đem cho bạn vay) nên mọi khoản cho vay của ngân hàng đều có thời hạn (5, 10, 15 năm...), đảm bảo ngân hàng hoàn trả vốn huy động.

Khi bạn vay mua nhà, ngân hàng dựa vào quá trình luân chuyển vốn của bạn: ổn định trong dài hạn thì cho vay nhiều. Còn không thì cho vay ít hoặc không cho vay. Tránh trường hợp khách hàng không có điều kiện để trả nợ khi đến hạn, vô tình sẽ gây khó khăn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, việc thu hồi tín dụng không những phụ thuộc vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai... Nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

Ngân hàng sẽ cho bạn vay mua nhà khi:
  • Bạn dùng tiền vay đúng mục đích vay vốn.
  • Có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc, lãi đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng.
Còn bạn, bạn có tin tưởng vào khả năng kiếm tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay hay không?

Bạn được lợi ích gì khi vay ngân hàng

Đây là mối quan hệ 2 chiều chứ không phải mỗi ngân hàng được lợi.

Ngân hàng cho bạn vay và thu về tiền lãi, bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng.

Với bạn, là khách hàng vay ngân hàng sẽ được lợi ích sau:
  1. Vốn cho vay từ ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu khoản tiền lớn cho khách hàng. Khoản cho vay này có ưu điểm: an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận, số lượng lớn, phù hợp cho đa dạng nhiều trường hợp khách hàng khác nhau.
  2. Vốn cho vay từ ngân hàng giúp bạn có được điều kiện mua nhà và đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản cho tiêu nâng cao cuộc sống (ví dụ như có nhà cửa, con cái khỏe mạnh hơn bớt chi phí thuốc thang...). Đồng thời, bạn cũng tiết kiệm được tiền mặt để mở rộng sản xuất, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
  3. Khoản vay mua nhà này sẽ ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó buộc bạn phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đem lại nhiều tiền bạc hơn cho chính bạn và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Xem thêm: Lãi suất khi vay ngân hàng mua nhà là cố định hay thả nổi

Ưu đãi hấp dẫn mở thẻ tín dụng miễn phí

Chương trình ưu mở thẻ tín dụng miễn phí từ ngân hàng, nhanh tay đăng ký và hưởng trọn nhiều ưu đãi.

Mở thẻ tín dụng miễn phí

Lợi ích khi mở thẻ tín dụng

Bạn hoàn toàn rút được tiền mặt tạm ứng trước với 45 ngày không tính lãi. Đồng thời, khi dùng thẻ tín dụng, bạn còn có thể trả góp dễ dàng bằng thẻ cho việc mua sắm điện thoại, laptop, thời trang, ăn uống, xem phim, du lịch...

Chỉ với thẻ thẻ tín dụng trên tay, bạn được thanh toán tại hơn 62.000 điểm giao dịch tại TP.HCM và trên cả nước.

Điều kiện tham gia mở thẻ tín dụng miễn phí

Nếu đã có một thẻ tín dụng ở một ngân hàng khác, bạn sẽ được mở thẻ ngay với hạn mức tương tự. Còn nếu là lần đầu tiên mở thẻ, bạn cần có lương chuyển khoản từ 5 triệu/tháng là đã được mở thẻ tín dụng (chỉ áp dụng cho khách hàng đang làm việc tại TP.HCM)

Đồng thời, bạn chuẩn bị hồ sơ photo gồm:
  • Chứng minh nhân dân (hoặc Thẻ căn cước, Hộ chiếu), Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú (nếu hộ khẩu ở tỉnh).
  • Hợp đồng lao động và Sao kê lương 3 tháng gần nhất.

Đăng ký mở thẻ tín dụng ngay

Chương trình mở thẻ tín dụng miễn phí được được áp dụng trên Kinh tế phát triển.
Đăng ký theo link sau: Mở thẻ tín dụng

Ngân hàng thương mại huy động vốn qua các kênh nào

Ngân hàng thương mại đã tồn tại, phát triển và đóng vai trò quan trọng gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

ngan hang

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá.

Ngân hàng thương mại là gì

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM).

Trong đó:
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy có thể nói, ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

Vai trò của hoạt động huy động vốn:
Đối với khách hàng:
  • Cung cấp cho khách hàng kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi.
  • Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi.
  • Tiếp cận được các dịch vụ tiện ích của ngân hàng: dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế:
  • Kênh chu chuyển nguồn vốn.
  • Góp phần kiểm soát lạm phát.
  • Cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính.
Đối với ngân hàng thương mại:
  • Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.
  • Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó ngân hàng thương mại có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Ngân hàng thường huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi:
  • Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng khoản tiền gửi đó vào bất cứ thời điểm nào để phục vụ cho nhu cầu thanh toán.
  • Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định.
  • Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền gửi của tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an toàn tài sản.
Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá (là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và người mua) hoặc huy động vốn bằng hình thức vay từ các tổ chức tín dụng khác và vay từ ngân hàng nhà nước.

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng vừa giữ vai trò người đi vay (con nợ), vừa là người cho vay (chủ nợ).

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết kháu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng & các nghiệp vụ khác.

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Thứ nhất, vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, công ty và chính phủ) có nguồn vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những người thiêu hụt (nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập).

Nhu cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt.

Tại sao việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người sử dụng vốn lại quan trọng với nền kinh tế? Những người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư sinh lời cao. Như vậy, nếu không có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc.

Chính vì vậy, kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng không giới hạn chỉ trong mức truyền thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có các dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn.

Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hiệu quả.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao thương giữa các nước.

Thứ năm, tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.

Thứ sáu, tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Các hoạt động thu chi của ngân hàng thương mại

Mục đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là lợi nhuận. Lợi nhuận cao đồng nghĩa quản lý tốt các khoản mục tài sản Có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động trung gian khác.

thu chi ngan hang

Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm hai khoản:

  1. Thu về hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh...)
  2. Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ...)
  3. Thu từ các hoạt động khác:
    + Thu lãi góp vốn, mua cổ phần
    + Thu về mua bán chứng khoán
    + Thu về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý
    + Thu về nghiệp vụ ủy thác, đại lý
    + Thu dịch vụ tư vấn
    + Thu kinh doanh bảo hiểm
    + Thu dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ...)
    + Các khoản thu bất thường khác.

Các chi phí của ngân hàng:

  1. Chi về hoạt động huy động vốn:
    + Trả lãi tiền gửi
    + Trả lãi tiền tiết kiệm
    + Trả lãi tiền vay
    + Trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu...
  2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
    + Chi về dịch vụ thanh toán
    + Chi về ngân quỹ (vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói...)
    + Cước phí bưu điện về mạng viễn thông
    + Chi về dịch vụ khác.
  3. Chi về hoạt động khác: chi về mua bán chứng khoán và chi kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.
  4. Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí...
  5. Chi cho nhân viên: gồm lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên, trang phục bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc cho nhân viên, chi về công tác xã hội.